Doanh nghiệp của bạn có đang bị rơi vào “bẫy FOMO” khi làm truyền thông?

Tôi có người anh là Founder của một công ty thiết kế kiến trúc ở Sài Gòn. Lúc mới ra riêng, thấy đối thủ xuất hiện rầm rộ trên mọi nền tảng từ Facebook, Tiktok đến Website, Youtube…, anh sốt ruột nên cũng muốn chạy theo. 

Anh cùng lúc vận hành Website, Fanpage, Tiktok và Youtube. Kết quả là, việc dàn trải trên quá nhiều kênh không mang lại hiệu quả, chưa kể anh tốn cả trăm triệu tiền chạy quảng cáo. Anh nhắn cho tôi: “Còn cách nào khác để có khách mà khỏi phải làm truyền thông không em, anh thấy tiền đổ sông đổ biển hết trơn”.

Trong một tập Podcast của Rising Việt Nam, khách mời là anh Vũ Xuân Quý, Founder của Compa Design đã có nhiều quan điểm rất hay về xây dựng thương hiệu và truyền thông. Tóm lược lại thì Compa chủ yếu truyền thông qua khách hàng cũ, các sự kiện offline và chiến lược Marketing điểm bán. Anh cũng chia sẻ, Compa mới bắt đầu nghĩ đến kênh online vào năm nay. Nhưng, khách hàng của anh luôn Full, đầu năm đã chốt khách đủ nguyên năm.

Một điển hình khác là Nhà Trên Cây. Nhiều người thậm chí còn tưởng Nhà Trên Cây là một trang chuyên chia sẻ những nội dung tản văn về nhà và đời sống. Nhưng không, đó là Fanpage của Studio thiết kế kiến trúc House on Tree. Tôi có cảm giác Studio này nằm ngoài sự FOMO khi lên chiến lược truyền thông, không cần quá nhiều kênh, không cần chạy theo các công thức truyền thông sao chép của bên này bên kia. Cứ là chính mình, vô tình lại “độc nhất vô nhị”.

Hay như hôm nay, khách hàng của tôi vừa nhắn “khoe” tính hiệu quả của phương án truyền thông tôi tư vấn. Đây là công ty thiết kế thi công đang trên đà định vị thương hiệu, nguồn lực truyền thông mỏng, cần cân nhắc kỹ lưỡng bài toán chi phí. Bởi vậy nên, doanh nghiệp chỉ tập trung vào kênh lõi, và tận dụng tối đa các nguồn lực truyền thông miễn phí một cách chiến lược. Kết quả vẫn đáng để kể.

Kể ra để thấy, không phải cứ phủ sóng trên diện rộng đã là tốt. Đôi khi còn dẫn đến tình trạng lãng phí mà kém hiệu quả.

Vậy nên, để tránh “bẫy FOMO”, bạn hãy ghi nhớ:

  • Nghiên cứu thị trường: Khách hàng ở đâu, bạn xuất hiện ở đó.
  • Phân tích nguồn lực: Trước khi lựa chọn kênh truyền thông, hãy xem xét nguồn lực thực tế của doanh nghiệp (ngân sách, nhân sự và thời gian). Tập trung vào một kênh duy nhất với những nội dung đúng định hướng: đúng người, đúng nội dung, đúng kênh, đúng thời điểm sẽ tốt hơn đa kênh mà chất lượng kém, thiếu nhất quán. Chất lượng hơn số lượng!
  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Bạn phải biết doanh nghiệp làm truyền thông với mục tiêu nào, không phải “đối thủ có, mình có”.
  • Thử nghiệm và điều chỉnh liên tục: Dù đã nghiên cứu và lên kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng, nhưng đừng quên theo dõi kết quả và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế. Bởi tiếp thị truyền thông không phải là bài toán dễ dàng như thế.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang mắc “bẫy FOMO” mà chưa biết làm như thế nào để tối ưu ngân sách mà vẫn đạt mục tiêu tiếp thị, hãy đặt lịch trò chuyện 1:1 cùng nhau nhé!

Related Posts

Leave a Reply